Văn hóa Vách đá Bandiagara

Nơi đây còn được gọi với cái tên vùng đất của Dogon là cảnh quan văn hóa rộng lớn lên đến 400.000 ha gồm 289 ngôi làng nằm trên 3 vùng tự nhiên ở đây là: cao nguyên đá sa thạch, vách núi và vùng đồng bằng.[1] Con người đã sinh sống ở nơi đây từ thời kỳ đồ đá cũ, họ sống hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, ở các hang núi trên các vách đá.[2]

Đến thế kỷ 15, nơi đây là một nơi trú ẩn quan trọng mang ý nghĩa phòng thủ. Công sự ở nơi đây bao gồm nhà ở, kho thóc, bàn thờ tổ tiên, thánh đường, nghĩa trang và Togu Na (nhà cộng đồng), trong đó nhiều nhất là nhà ở và các kho thóc. Nguyên liệu để xây dựng là tất cả những gì có sẵn trên cao nguyên đá này, đã phản ánh sự khéo léo và tín ngưỡng tâm linh, quan điểm về sự sống cái chết của họ.

Kho thóc và nhà ở (Gin'na) được xây dựng với nhiều cửa ra vào, được trang trí rất nhiều họa tiết điêu khắc. Nổi bật hơn cả là các Togu na là một nơi trú ẩn lớn được xây dựng bằng các cọc gỗ được trạm khắc và khu vực thờ cúng tổ tiên gọi là Binu.

Ngoài ra, khu vực này là một trong những trung tâm chính cho các nền văn hóa vùng Dogons, giàu truyền thống cổ xưa với các nghi lễ, văn hóa nghệ thuật và văn hóa dân gian lâu đời.